Có phải bạn đã không ít lần tự hỏi “Mình nên chọn bạn affiliate như thế nào để họ chịu quay video sản phẩm? Có cần thỏa thuận trước là quay miễn phí không nhỉ?” Đây là câu mình tự hỏi rất nhiều lần, và cũng nhận được khá nhiều lần từ các bạn đồng nghiệp và bạn bè: vốn ít, sản phẩm chưa ai biết đến và muốn tìm người quay video review để bắt đầu bán hàng. Hồi đầu, mình cũng loay hoay y như vậy. Có lần gửi 5 mẫu, thì:
- 4 bạn đọc tin nhắn xong… im re
- 1 bạn nhận hàng rồi cũng… lặng luôn
- Không một video nào được quay và tất nhiên không có sản phẩm nào được bán ra thị trường.
Lúc đó, mình hiểu:
- Phí sản phẩm chỉ là chuyện nhỏ
- Mất tinh thần mới là thứ dễ khiến mình bỏ cuộc
Bài học đầu tiên: “Đừng chọn bừa, hãy chọn lọc”
Sau nhiều lần vấp ngã, mình và học viên rút ra 3 nguyên tắc khi chọn affiliate (KOC/KOL):
Đừng nhìn số follow, Hãy xem họ “từng bán được gì”
Số lượng người theo dõi đôi khi chỉ là con số ảo. Một KOC có vài nghìn follow nhưng video review lại “ra đơn đều” sẽ giá trị hơn nhiều so với một người có hàng trăm nghìn follow nhưng không bán được gì. Vài ngàn follow, nhưng mỗi video review đều có đơn. Ngược lại, có bạn 100K follow, đăng 10 video gắn giỏ hàng… vẫn trắng trơn.
Cách kiểm tra: Hãy dùng các công cụ phân tích như của chính nền tảng tiếp thị liên kết bạn đang sử dụng trên titktok hoặc shopee, và nếu có đủ chi phí thì thử sử dụng phần mềm hỗ trợ Kalodata. Vào phần “phân tích KOC”, lọc những người đã từng có doanh thu thực tế.
Tiêu chí chọn: Ưu tiên những affiliate từng review sản phẩm tương tự hoặc cùng ngành hàng với bạn, và quan trọng nhất là họ đã tạo ra doanh thu từ các video đó. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy họ có khả năng chuyển đổi người xem thành người mua.
Xem cách họ xử lý để người tiêu dùng mua hàng
Đẹp chưa đủ. Phải có niềm tin. Phải thật.
Bạn sẽ thấy 2 kiểu content:
- Một bên quay rất xịn, ánh sáng lung linh, nhạc chill… nhưng xem xong chẳng đọng lại gì.
- Một bên cầm tay run run, nói ngập ngừng… nhưng có câu chuyện thật, có trải nghiệm, có cảm xúc.
Trên TikTok, sự thật và cảm xúc thắng mọi kỹ xảo. Đừng chọn người quay video để “trang trí cho shop”. Hãy chọn người tạo nội dung khiến người khác MUA NGAY.
Có nên thỏa thuận quay miễn phí từ đầu không?
CÓ, nhưng phải nói ĐÚNG CÁCH
Nếu bạn chỉ nói:
“Shop mới, em gửi tặng mẫu, chị quay giúp em video với nha!”
… thì 90% sẽ từ chối hoặc im lặng.
Thay vào đó, hãy nói rõ lợi ích đôi bên: “Bên em là shop mới, em đang tìm người thật sự phù hợp để đồng hành lâu dài. Em xin gửi tặng sản phẩm, chỉ cần chị chia sẻ trải nghiệm chân thật sau khi dùng.
Nếu video hiệu quả, bên em sẽ ưu tiên scale ads và giữ chị trong danh sách KOC partner lâu dài.”
=> Không hứa trả tiền nhưng thể hiện rõ thiện chí, sự nghiêm túc và định hướng dài hạn.
Làm rõ phần phí ship và ghi nhận những KOC thật sự có tâm
Phí ship: Hãy làm rõ ngay từ đầu ai sẽ chịu phí ship. Thông thường, để thể hiện sự chủ động và chuyên nghiệp, shop nên là bên chi trả phí ship cho mẫu gửi.
Ghi nhận KOC có tâm: Sẽ có những KOC nhận mẫu xong vẫn nhiệt tình quay, thậm chí chủ động hỏi thêm về sản phẩm, về brief (yêu cầu nội dung). Hãy trân trọng những đối tác như vậy! Ngược lại, cũng sẽ có người không phản hồi, không quay, không báo lại. Đừng vì thế mà nản lòng.
Điều đó hoàn toàn bình thường. Đừng kỳ vọng 10 người nhận là 10 người quay.
“Quy tắc 80/20”: Trong số 10 người bạn gửi mẫu, chỉ cần 2-3 người thật sự có tâm và hiệu quả là đủ để bạn bắt đầu. Từ 2-3 người này, bạn sẽ có những video đầu tiên, những đơn hàng đầu tiên, và quan trọng nhất là có động lực và kinh nghiệm để tiếp tục gửi mẫu cho những người xứng đáng hơn.
Bài viết này mình muốn các bạn hiểu rõ một điều là:
- Gửi mẫu không phải là chi phí mất mát.
- Nó là chi phí chọn lọc – để bạn tìm đúng người, xây đúng team, và đi được lâu dài.
Nếu bạn là shop mới, hãy nhớ:
- Không chạy theo người nhiều follow
- Không xin quay giúp mà hãy thỏa thuận win-win
- Không mong ai cũng có tâm chỉ cần đủ người đúng là đủ bắt đầu